Bát chính đạo

Bát chánh đạo (Bát Chính Đạo)

Bát Chính đạo – wikipedia

Bát chính đạo (tiếng Nhật: hasshôdô, sanskrit: aṣṭâgika-mârga, pali: aṭṭgika-magga) là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi Khổ (sa. dukha), là chân lí cuối cùng của Tứ diệu đế. Bát chính đạo là một trong 37 Bồ-đề phần (chữ Hán) hay 37 giác chi (sa. bodhipâkika-dharma). Bát chánh đạo được chú giải rõ qua dịch phẩm ” Con Đường Cổ Xưa ” .“Con Đường Cổ Xưa” đã cố gắng giúp người học Phật tập chú vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật. Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Đức Phật.

Bát chính đạo bao gồm:

  1. Chính kiến (pali: sammâ-diṭṭhi, sanskrit: samyag-dṛṣṭi): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí Vô ngã.
  2. Chính tư duy (pali: sammâ-sakappa, sanskrit: samyak-sakalpa): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm.
  3. Chính ngữ (pali: sammâ-vâcâ, sanskrit: samyag-vâk): Không nói dối hay không nói phù phiếm.
  4. Chính nghiệp (pali: sammâ-kammanta, sa. samyak-karmânta): Tránh phạm giới luật.
  5. Chính mệnh (pali: sammâ-âjîva, sa. samyag-âjîva): Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
  6. Chính tinh tiến (pali: sammâ-vâyâma, sanskrit: samyag-vyâyâma): Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
  7. Chính niệm (pali: sammâ-sati, sanskrit: samyak-smti): Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
  8. Chính định (pali: sammâ-samâdhi, sanskrit: samyak-samâdhi): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian (sanskrit: arûpa-samâdhi).

Bát chính đạo không nên hiểu là những “con đường” riêng biệt. Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành Giới (pali. sîla, sa. úîla, các chính đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là Định (pi., sa. samâdhi, các chính đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là Huệ (pi. paññâ, sa. prajñâ, các chính đạo số 1 và 2). chính kiến 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Thánh đạo (sa. âryamârga) và đạt tới Niết-bàn.

Phật giáo Đại thừa hiểu Bát chính đạo có phần khác với Tiểu thừa. Nếu Tiểu thừa xem Bát chính đạo là con đường dẫn đến Niết-bàn thì Đại thừa đặc biệt coi trọng sự giải thoát khỏi Vô minh để giác ngộ tính Không (sa. úûnyatâ), là thể tính của mọi sự vật. Trong tinh thần đó, Luận sư Thanh Biện (sa. bhâvaviveka) giải thích như sau:

  1. Chính kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
  2. Chính tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
  3. Chính ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
  4. Chính nghiệp là tránh mọi hành động tạo nghiệp, kể cả thiện nghiệp.
  5. Chính mệnh là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
  6. Chính tinh tiến là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
  7. Chính niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
  8. Chính định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz’u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz’u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch’u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: nhà xuất bản Phật Quang, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • The Noble Eightfold Path commentary

Liên kết ngoài

Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bình luận về bài viết này