Duyên khởi

Duyên khởi

bài cùng nội dung:

—————————

Thuyết Duyên khởi (sanskrit: pratîtyasamutpâda, pali: paiccasamuppâda), cũng được gọi là Nhân duyên sinh (chữ Hán), và vì bao gồm 12 thành phần nên cũng có tên khác là Thập nhị nhân duyên (sanskrit: dvâdaúanidâna, dvâdaúâgapratîtyasamutpâda), là một trong những giáo lí quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân Hồi (sa., pi. sasâra). Pháp Duyên Khởi. Đây là bài pháp rất cao siêu, có khả năng đánh tan mọi tà kiến, giúp người tu Phật đặt niềm tin vững chắc vào giáo Pháp. Giáo lí duyên khởi được ghi lại trong kinh như sau (Chân Nguyên dịch Pâli-Việt):

Imasmi sati, ida hoti; imass`uppâdâ, ida uppajjati; imasmi asati, ida na hoti; imassa nirodhâ, ida nirujjhati. (MN II.32, SN II. 28)

Nếu cái này tồn tại thì cái kia hình thành. Cái này phát sinh thì cái kia phát sinh. Cái này không tồn tại thì cái kia không hình thành. Cái này diệt thì cái kia diệt.

Duyên khởi và Vô ngã (zh. 無我, sa. anâtman, pi. anattâ) là hai giáo lí làm rường cột cho tất cả các tông phái Phật giáo. Các nhân duyên (nguyên nhân chính và điều kiện phụ) này gồm có 12 yếu tố.

Thập nhị nhân duyên

Theo kinh Duyên khởi, mười hai nhân duyên cụ thể như sau:

  1. Vô minh (sanskrit: avidyâ, pali avijjâ), sự không thấu hiểu Tứ diệu đế, không hiểu Khổ là tính chất căn bản của đời sống;
  2. Vô minh sinh Hành (zh. 行, sa. saskâra, pi. sakhâra), hành động tạo nghiệp. Hành động này có thể tốt, xấu hay trung tính. Hành có thể ở trong ba dạng: thân, khẩu và ý;
  3. Hành sinh Thức (sanskrit: vijñâna, pi. viññâa), làm nền tảng cho một đời sống tới. Thức này đi vào bụng mẹ. Thức lựa chọn cha mẹ đúng như Hành tốt xấu quy định;
  4. Thức sinh Danh sắc ( sanskrit, pali: nâmarûpa), là toàn bộ tâm lí và vật lí của bào thai mới, do Ngũ uẩn (sanskrit: pañcaskandha, pali: pañcakhandha) tạo thành;
  5. Danh sắc sinh Lục căn (sanskrit: aâyatana, pali: saâyatana), là các giác quan, sáu căn (năm giác quan và khả năng suy nghĩ là sáu);
  6. Lục căn bắt đầu tiếp xúc với bên ngoài gọi là Xúc (zh. 觸, sa. sparśa, pi. phassa);
  7. Xúc sinh Thụ (sanskrit, pali: vedanâ), là cảm nhận của con người mới với thế giới bên ngoài;
  8. Thụ sinh Ái (sanskrit: tṛṣṇâ, pali: ta), tham ái, lòng ham muốn xuất phát từ vô minh;
  9. Ái sinh Thủ (sanskrit, pali: upâdâna) là điều cá nhân mới muốn chiếm lấy cho mình;
  10. Thủ dẫn đến Hữu (sanskrit, pali: bhava), là toàn bộ những gì ta gọi là tồn tại, sự sống, thế giới;
  11. Hữu dẫn đến Sinh (sanskrit, pali: jâti), một thế giới và cá nhân mới xuất hiện hẳn hoi;
  12. Sinh sinh ra Lão tử (sanskrit, pali: jarâmaraa), vì có Sinh nên có hoại diệt.

Kinh nghiệm giác ngộ lí duyên khởi bao gồm Mười hai nhân duyên của Phật được ghi lại trong Luật tạng (sa., pi. vinayapiaka), phần Đại phẩm (pi. mahâvagga) như sau (Chân Nguyên dịch Pâli-Việt):

Nguyên văn tiếng Pâli:

Tena samayena buddho bhagavâ uruvelâya viharati najjâ nerañjarâya tîre bodhirukkhamûle pahamâbhisambuddho. atha kho bhagavâ bodhirukkhamûle sattâha eka-pallakena nisîdhi vimutti-sukha-paisavedî.

atha kho bhagavâ rattiyâ pahama yâma paiccasamuppâda anulomapailoma manas’ âkâsi: avijjâpaccayâ sakhârâ, sakhârapaccayâ viññâa, viññâapaccayâ nâmarûpa, nâmarûpaccayâ saâyatana, saâyatanapaccayâ phasso, phassapaccayâ vedanâ, vedanâpaccayâ tahâ, tahâpaccayâ upâdâna, upâdanapaccayâ bhavo, bhavapaccayâ jâti, jâtipaccayâ jarâmaraa soka-parideva-dukkha-domanass-upâyâsâ sambhavanti. evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti.

avijjâya tv eva asesa-virâga-nirodhâ sakhâranirodho, sakhâranirodhâ viññâanirodho, viññâanirodhâ nâmarûpanirodho, nâmarûpanirodhâ saâyatananirodho, saâyatana-nirodhâ phassanirodho, phassanirodhâ vedanânirodho, vedanânirodhâ tahânirodho, tahânirodhâ upâdânanirodho, upâdananirodhâ bhavanirodho, bhavanirodhâ jâtinirodho, jâtinirodhâ jarâmaraa soka-paridevadukkha-domanass-upâyâsâ nirujjhanti. evam etassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hotîti.

atha kho bhagavâ etam attha viditvâ tâya velâya ima udâna udânesi: yadâ have pâtubhavanti dhammâ âtâpino jhâyato brâhmaassa, ath`assa kakhâ vapayanti sabbâ yato pajânâti sahetu-dhamman`ti”

Dịch nghĩa:

Thời nọ, Phật Thế Tôn an trú tại Ưu-lâu-tần loa (zh. 優樓頻螺, sa. uruvilvâ, pi. uruvelâ), bên bờ sông Ni-liên-thiền (zh. 尼連禪, sa. nairañjanâ, pi. nerañjarâ, nirañjarâ) dưới gốc một cây bồ-đề, lần đầu tiên đạt chính đẳng giác (sa., pi. abhisambuddha). Phật Thế Tôn ngồi chân tréo kết già bảy ngày dưới gốc cây bồ-đề, thưởng thức sự an lạc của giải thoát.

Vào canh thứ nhất, Phật quán chiếu trong thâm tâm nguyên lí duyên khởi hướng xuôi chiều (sa., pi. anuloma) và ngược chiều (sa. pratiloma, pi. pailoma): Từ vô minh mà các hành phát sinh, từ các hành mà thức phát sinh, từ thức danh sắc, từ danh sắc là sáu giác quan (cùng với sáu đối tượng của chúng), từ sáu giác quan sinh ra xúc, từ xúc sinh ra thụ, từ thụ tham ái, từ tham ái ra thủ, từ thủ ra hữu, từ hữu ra sinh, từ sinh ra lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng. Sự hình thành của nguyên khối khổ này là như thế.

Qua sự chấm dứt và tiêu diệt của vô minh mà các hành chấm dứt, qua sự chấm dứt của hành mà thức chấm dứt, qua sự chấm dứt của thức mà danh sắc chấm dứt, qua sự chấm dứt của danh sắc mà sáu giác quan chấm dứt, qua sự chấm dứt của sáu giác quan mà sự chạm xúc chấm dứt, qua sự chấm dứt của sự chạm xúc mà thụ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thụ mà tham ái chấm dứt, qua sự chấm dứt của tham ái mà thủ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thủ mà hữu chấm dứt, qua sự chấm dứt của hữu mà sinh chấm dứt, qua sự chấm dứt của sinh mà lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng chấm dứt. Sự chấm dứt của nguyên khối khổ này là như vậy.

Lúc ấy, sau khi nhận thức rõ điều này, Thế Tôn thốt lên một cách cảm kích: “Thật như thế, khi các pháp hiện rõ cho một người tinh tiến, một hiền nhân đang quán chiếu thì tất cả những nghi hoặc của ông ta tan biến, bởi vì ông ta đã nhận thức được Pháp với nguyên nhân của nó (pi. hetu).”

Phân tích

Người ta có thể nhìn Mười hai nhân duyên dưới nhiều cách phân tích khác nhau. Cách phân tích thông thường có tính thời gian là: yếu tố 1-2 thuộc về đời sống trước đây, yếu tố 3-7 là điều kiện và nguyên nhân sinh thành của đời sống sau này, yếu tố 8-10 là kết quả trong đời sống này, yếu tố 11-12 chỉ đời sống tương lai.

Mười hai nhân duyên chỉ rõ tính chất liên hệ lẫn nhau của dòng chảy “Tâm“, “Vật” của thế giới hiện tượng, trong đó những khái niệm quan trọng nhất là “Ta”, “Người”, “Sinh vật”. Nếu thuyết vô ngã chỉ rõ thế giới và con người do các yếu tố giả hợp kết thành với nhau, thật chất là trống rỗng, thì thuyết nhân duyên có tính chất tổng hợp các yếu tố đó, chỉ ra rằng mọi hiện tượng thân tâm đều bắt nguồn từ những hiện tượng khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau đó có thể nhìn dưới khía cạnh đồng thời hoặc có thứ tự thời gian.

Thuyết Mười hai nhân duyên được các trường phái Phật giáo giải thích khác nhau. Nam tông cho rằng thuyết này đã giải thích nguyên nhân của khổ và tất cả mọi pháp hữu vi (sa. saskta) đều có nguyên nhân và điều kiện mới sinh ra nên chúng vô ngã – không có một tự tính nào. Như thế thuyết Mười hai nhân duyên nhằm dẫn đến quan điểm vô ngã.

Trong Bắc tông, Mười hai nhân duyên được sử dụng để chứng minh sự không thật của sự vật và đặc biệt trong Trung quán tông (sa. mâdhyamika), Mười hai nhân duyên được định nghĩa là Tính Không. Kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa nhấn mạnh rằng Mười hai nhân duyên không nên hiểu theo thứ tự thời gian. Thuyết này nói lên sự liên hệ của vạn vật một cách tổng quát.

Bình luận về bài viết này